Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các chất chống oxy hóa trong trà giúp làm trung hòa các chất tự do liên quan đến bệnh tật và quá trình lão hóa của cơ thể. Một số loại trà còn rút ngắn thời gian hồi phục của vết thương và giúp ổn định huyết áp. Vậy nên, không quá khó hiểu khi trà được coi là một “thần dược” dành cho sức khỏe của con người.
Tuy nhiên, cũng tồn tại không ít những lo ngại về ảnh hưởng đến từ đặc tính liên quan đến độ pH của trà, nhất là đối với những người đang phải trải qua giai đoạn điều trị trào ngược dạ dày, đang trong một chế độ ăn kiêng bất kỳ, hay đang có vấn đề về răng miệng.
Vậy, câu hỏi đặt ra ở đây là, trà có tính axit hay tính kiềm? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của người sử dụng? Hãy cùng Hacoocha tìm hiểu ngay về vấn đề này nhé!
1. Trà có tính axit hay tính kiềm?
pH trong trà
Như thường lệ, thang đo pH với trị số từ 0 – 14 được sử dụng để đo pH của trà.
Độ pH (ảnh: sưu tầm)
Về mặt kỹ thuật, thì pH là chỉ số đo hoạt động của các ion hidro trong dung dịch. Nếu lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh thì dung dịch đó mang tính axit, ngược lại nếu lượng ion H+ thấp thì dung dịch đó có tính kiềm.
Cụ thể hơn, một dung dịch (ở đây ta đề cập đến “nước trà”) được phân loại là axit khi có mức độ pH thấp hơn 7, trong khi những dung dịch có mức độ pH cao hơn 7 thì mang tính kiềm (ba zơ). Ở pH 7 thì dung dịch được coi là trung tính.
Khi thức ăn/thức uống được tiêu hóa bởi cơ thể, nó để lại chất thải chuyển hóa có thể là kiềm, trung tính hoặc axit. Những người tuân thủ chế độ ăn thiên về kiềm thì tin rằng ăn các loại thực phẩm không axit giúp giảm độ axit trong máu, từ đó có thể chống lại bệnh tật.
Phần lớn các loại trà có tính axit
Hầu hết các loại trà được phân loại là có tính axit nhẹ và có mức độ pH trong khoảng 5-6. Tuy nhiên, một số loại trà trái cây có tính axit cao, với mức độ pH 3 hoặc thấp hơn. Loại trà duy nhất có tính kiềm tự nhiên là trà xanh (Lục trà) và trà trắng (Bạch trà), với độ pH từ 7.2 trở lên.
pH của các dòng trà (ảnh: Hacoocha)
Chỉ một số ít loại trà có tính kiềm tự nhiên
Như đã đề cập, trà xanh (Lục trà) và trà trắng (Bạch trà) mang tính kiềm nhẹ với độ pH trung bình từ 7.2 – 9. Nguyên nhân là do các dòng trà này không phải trải qua quá trình oxy hóa – lên men như trà đen (Huyền trà) hay Hồng trà.
Các dòng trà phổ thông (ảnh: Hacoocha)
Nếu bạn muốn thưởng thức các phẩm trà xanh với vị chát nhẹ, ngọt hậu đến ngay thì có thể xem ngay LỤC TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ HACOOCHA.
Những yếu tố nhân tạo ảnh hưởng đến tính axit trong trà thành phẩm nhiều hơn ta nghĩ
Bênh cạnh tính axit tự nhiên, thì những yếu tố “nhân tạo” cũng góp phần không nhỏ đến việc thay đổi tính chất của trà nói chung và tính axit/tính kiềm trong trà nói riêng. Có thể kể đến:
Điều kiện trồng trà: Trà được trồng hay mọc tự nhiên trong đất có tính axit sẽ có độ axit cao hơn so với trà được trồng trong những loại đất trung tính hơn.
Trà mọc tự nhiên và có tuổi đời cao sẽ có nhiều chất tốt cho sức khỏe hơn (ảnh: Hacoocha)
Cách pha trà: Hãm trà hoặc ngâm trà quá lâu trong nước cũng sẽ tạo ra một “hỗn hợp” trà với vị đắng, chát, và mang tính axit mạnh hơn so với trà ban đầu. Xem thêm: Hướng dẫn pha trà Shan tuyết cổ thụ ngon đúng điệu!
Các bước pha trà đúng điệu (ảnh: Hacoocha)
Tỷ lệ nước và nhiệt độ: Khi pha trà, nếu ta sử dụng nước có nhiệt đô cao hơn (nóng hơn) hoặc tỷ lệ lá trà nhiều hơn so với nước thì sẽ tạo ra một “hỗn hợp” trà mạnh hơn và có tính axit hoặc kiềm cao hơn (tùy thuộc vào loại trà sử dụng).
Trà túi lọc: Lá trà bị nghiền, nát trong hầu hết các loại trà túi lọc sẽ tạo ra nhiều axit hơn. Ngược lại, lá trà nguyên vẹn trong trà rời sẽ giải phóng ít axit hơn.
2. Bên cạnh những lợi ích, thì tính axit trong trà cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe
Không chỉ người yêu trà mà cả người yêu cà phê cũng hay tự hỏi rằng liệu việc thưởng thức những đồ uống mà họ yêu thích có thể gây ra vấn đề sức khỏe nào không?!
Dù cả cà phê và trà đều được coi là những thức uống có lợi cho sức khỏe nhờ sự giàu chất chống oxy hóa, nhưng những đồ uống này vẫn có thể gây ra một số ảnh hưởng đối với những người có một số vấn đề sức khỏe đặc thù.
Bệnh trào ngược axit dạ dày (GERD) và chứng trào ngược dạ dày
Lý do phổ biến nhất mà một số người tránh xa những đồ uống có tính axit là do bị chứng trào ngược axit dạ dày.
Trào ngược dạ dày (ảnh: sưu tầm)
Những người mắc chứng bệnh này thường thấy rằng cà phê, trà và các đồ uống có caffeine khác làm tăng các triệu chứng trào ngược, khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và bệnh tình cũng trở nên nặng hơn.
Theo nhiều nghiên cứu, thì những đồ uống có tính axit hay chứa caffeine đôi khi gây kích thích ống thực quản. Những đồ uống này cũng có thể làm tác động đến van thực quản thấp hơn (LES), gây ra sự trào ngược ngược lại của “những thứ” đang nằm trong dạ dày.
Ngoài việc gây đau đớn và khó chịu, trào ngược axit dạ dày cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư thực quản.
Ảnh hưởng đến chất lượng răng miệng
Trà cũng có thể gây hại cho răng miệng.
Trên thực tế, ảnh hưởng của trà đối với răng của chúng ta không chỉ đến tính axit, mà còn đến từ tannin – một chất tự nhiên có trong trà.
Tannin – chất tự nhiên có trong trà (ảnh: sưu tầm)
Tannin là các chất tự nhiên có mặt trong nhiều loại cây khác nhau. Chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng tốc quá trình lành vết thương, giúp đông máu và ổn định huyết áp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tannin cũng có thể làm tăng các mảng bám vào răng, gây ra hiện tượng bám màu trên răng. Vì vậy ta nên dùng nước lọc để tráng miệng mỗi khi sử dụng xong trà (và cả cà phê).
3. Vậy ta nên dùng trà có tính axit hay tính kiềm thì sẽ tốt hơn?
Như đã đề cập, tính axit hay kiềm của trà phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại trà, quy trình chế biến và phương pháp pha trà. Đa phần các loại trà trên thị thường hiện nay sẽ có tính axit, chỉ một số ít các dòng trà mang tính kiềm.
Tuy nhiên, cho dù trà có thể có tính axit hoặc kiềm, tác động của nó lên cơ thể đa phần sẽ mang “tính kiềm”. Bởi vì trà mang đến rất nhiều chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có lợi sau chuyển hóa khi vào trong cơ thể, góp phần cân bằng pH nội môn và hỗ trợ sức khỏe của người sử dụng.
Quan trọng nhất, ta phải tự tìm hiểu và lắng nghe cơ thể của mình. Vì mỗi người có thể có phản ứng khác nhau với cùng một loại trà, nên việc lựa chọn và sử dụng trà phù hợp với bản thân mình là yếu tố quyết định, là câu trả lời chuẩn nhất cho câu hỏi trên!
Thưởng trà hàng ngày là một thói quen tốt (ảnh: Hacoocha)
Nếu quý trà hữu vẫn đang còn phân vân, thì hãy tìm hiểu thêm về Tính kiềm trong trà ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
4. Trà Shan Tuyết ủ lạnh – thức uống tính kiềm tốt cho sức khỏe
Trà ủ lạnh của Hacoocha – một sản phẩm đặc biệt vừa giữ nguyên được hương vị sơ khởi của những búp chè Shan tuyết cổ thụ: vị thanh mát, hậu vị ngọt; vừa mang lại một cảm giác thanh mát sảng khoái mỗi khi sử dụng. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời khi bạn tìm kiếm một thức uống giải khát bổ dưỡng vào mùa hè, với tiết trời oi bức như trong thời điểm hiện nay.
Bên cạnh đó, trà Shan tuyết ủ lạnh chứa nhiều chất khoáng như kali, magiê, canxi và sắt, các chất này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của cơ thể. Đồng thời, với độ kiềm nhẹ và nhiều chất chống oxy hóa, trà Shan tuyết ủ lạnh của Hacoocha không chỉ giúp tạo cân bằng pH trong cơ thể mà còn hỗ trợ sức khỏe tim mạch của người sử dụng.
Trà ủ lạnh Hacoocha (ảnh: Hacoocha)
Trà Shan tuyết ủ lạnh không chỉ đơn thuần là một thức uống giải khát, mà còn là cách để bạn nâng niu và chăm sóc sức khỏe mỗi ngày. Quý trà hữu quan tâm đến sản phẩm trà ủ lạnh, xin vui lòng liên hệ Hacoocha để được hỗ trợ tận tình và chu đáo.
Đặt ngay bình thủy tinh 2 tầng Hacoocha phiên bản đặc biệt, đựng nước, pha trà ngay TẠI ĐÂY.
Đặt ngay Bạch trà Bạc Nguyên Khai để có được những chai trà ủ lạnh chất lượng tuyệt hảo ngay tại THƯỢNG TRÀ BẠC NGUYÊN KHAI – BẠCH TRÀ SHAN TUYẾT CỔ THỤ HACOOCHA.
Hoặc ĐẶT TRÀ Ủ LẠNH PHA SẴN ngay TẠI ĐÂY!
Đặc biệt, Hacoocha dành tặng những ưu đãi độc quyền khi quý trà hữu mua Combo Bình thủy tinh 2 tầng & Trà Shan tuyết cổ thụ Hacoocha bất kỳ, chỉ áp dụng đến hết tháng 06/2023. Nhanh tay đặt hàng ngay tại website hoặc liên hệ trực tiếp fanpage Hacoocha Tea – Hotline 091 982 63 63 để được hỗ trợ ngay lập tức!
Bạch trà Bạc Nguyên Khai (ảnh: Hacoocha)
Nguồn tham khảo:
– The Alkaline Diet: An Evidence-Based Review (Healthline.com, 2019)
– Is Tea Acidic or Alkaline – Here Are the Facts! (Yerba Mate Culture, 2023)
– Is Tea Alkaline? (Brewed Leaf Love, 2023)
\\
For advice, guidance or need to provide more detailed information on how to make tea, where to enjoy tea or buy the best quality ancient Shan Tuyet tea, you can contact Hacoocha through the following channels:
– Hotline: 091 982 63 63
– Email: info@hacoocha.com
– Facebook: https://www.facebook.com/hacoocha.tea
Thank you very much Hacoocha. Wishing you a lot of happiness, and peace.