Say trà là một trong những hiện tượng thường gặp đối với những thỉnh thoảng mới uống trà hoặc uống trà với liều lượng quá nhiều. Điều này có gây nguy hại gì không và cách xử lý thế nào? Hãy cùng Hacoocha tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.
Say trà là gì? Vì sao lại bị say trà?
Trà là thực uống rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu dùng quá nhiều hoặc uống khi đói có thể gây kích thích quá mức hệ thống thần kinh trung ương và dạ dày, dẫn đến hiện tượng say trà. Say trà là không phải là hiện tượng hiếm gặp và đã được ghi nhận trong văn thư cổ với tên gọi là “trà tuý”[茶醉], kể cả những người uống trà lâu năm cũng dễ mắc phải.
Với những người uống trà nhiều nhưng họ không bị say (đặc biệt là ở miền Bắc nước ta), lý do là vì họ đã quen với trà, quen với liều lượng đó mỗi ngày. Còn với một số người lâu lâu mới uống, hoặc không có thói quen uống nhiều mà nay uống vượt mức sẽ dẫn tới hiện tượng say trà.
Nguyên nhân bị say trà thường do: bạn thỉnh thoảng mới uống hoặc bạn uống với liều lượng quá nhiều. Trong trà có 3 chất có khả năng khiến bạn bị say trà: Catechin, Theanine và Caffein. Cả 3 chất này đều tốt cho cơ thể, nhưng một số người không hợp nên dễ xảy ra tình trạng say trà.
- Caffeine: caffeine có thể nói là hoạt chất thần kinh được hấp thụ nhiều nhất thế giới thông qua các loại cà phê, trà và nước tăng lực. Trà không có chứa nhiều caffeine giống như cà phê nhưng lượng caffeine trong trà cũng không hề thấp, khoảng 30-50mg trong trà xanh và cao hơn một chút đối với trà ô long và trà đen. Caffeine giúp ức chế sự sản sinh của chất dẫn truyền thần kinh Adenosine, Adenosine thường được sản sinh nhiều vào cuối ngày tạo cảm giác mệt mỏi và buồn ngủ. Do đó khi uống những loại thức uống có chứa nhiều caffeine chúng ta thường có cảm giác tỉnh táo và hưng phấn.
- Theophylline và theobromine: đều là một dạng hợp chất hữu cơ thuộc nhóm Xanthines. Cả 2 chất này có tác dụng làm thư giãn cơ bắp, điều hoà nhịp tim và nhịp thở, giảm huyết áp, điều hòa máu lưu thông trong cơ thể nên khi uống trà chúng ta hay có cảm giác khoan khoái và thư giãn là vậy.
- L-theanine: là một dạng amino acid tìm thấy nhiều ở cây trà. Phân tử của L-theanine rất nhỏ nên khi uống vào thì loại amino acid này sẽ hấp thụ trực tiếp vào não. L-theanine thúc đẩy não bộ tạo ra một dạng sóng não Alpha, loại sóng não này giúp chúng ta có cảm giác thư thái và tỉnh táo. Ngoài ra L-theanine còn thúc đẩy sự hình thành của GABA và dopamine. Cả hai đều là chất truyền dẫn thần kinh, GABA thì giúp giảm stress và căng thẳng còn dopamine tạo cảm giác “nghiện” hay “thèm muốn”.
Các triệu chứng của say trà
Triệu chứng nhận biết đầu tiên đối với hiện tượng say trà đó là chóng mặt, buồn nôn, vã mồ hôi, tay lạnh, người mệt mỏi và cực kỳ khó chịu. Có trường hợp nặng hơn sẽ bị hạ đường huyết dẫn đến ngất lịm đi.
Biện pháp khắc phục
Khi bị say trà, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Nghỉ ngơi hoàn toàn.
– Uống nước lọc thật nhiều.
– Xoa ấm bàn tay, bàn chân sau đó xoa bóp vùng Thái Dương, Ấn Đường để giảm đi sự khó chịu.
– Uống nước gừng + chanh và đường để giúp ổn định nhịp tim.
– Ăn kẹo, mứt hoặc bánh để khắc phục tình trạng hạ đường huyết.
Lưu ý, khi bị say trà không nên cố gắng làm việc hoặc chạy xe. Như vậy sẽ xảy ra tình trạng ngất do hạ đường huyết. Nếu nghỉ ngơi và làm đủ mọi cách rồi vẫn không khỏi, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được hỗ trợ và điều trị.
Làm thế nào để tránh say trà?
– Giảm bớt lượng trà và thời gian hãm trà để trà không quá đậm. Việc uống trà nhạt hơn không chỉ để tránh tác dụng phụ mà còn rèn luyện cho khẩu vị được tinh tế.
– Không uống trà với dạ dày trống rỗng.
– Uống trà kèm với ít đồ ăn nhẹ.
– Tránh các loại trà mới hái.
Những thời điểm không nên uống trà!
– Khi đang sốt cao không nên uống trà, vì chúng khiến thân nhiệt của bạn tăng cao và làm giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.
– Khi bị suy nhược thần kinh không nên uống trà vào buổi chiều hoặc tối. Chúng sẽ khiến bạn mất ngủ, rối loạn giấc ngủ.
– Với những người bệnh gan, nếu uống quá nhiều trà sẽ khiến gan bị tổn thương nghiêm trọng.
– Những phụ nữ đang mang thai, nếu uống trà đặc nhiều sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của bào thai.
– Trà có thể khiến lượng Axit có trong dạ dày được tiết ra nhiều hơn. Do đó, nếu đang bị viêm loét dạ dày, bạn cần kiêng cử thức uống này.
– Không nên uống trà khi đang say rượu, bởi chúng khiến tim và gan của bạn làm việc mệt mỏi, gây nguy hại đến 2 bộ phận này.
Tóm lại, say trà không khiến bạn mất mạng nhưng nó làm bạn khó chịu trong một thời gian ngắn. Nếu không biết cách xử lý kịp thời sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Do đó, hy vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
\\
Để được tư vấn, hướng dẫn hoặc cần cung cấp thêm thông tin chi tiết về Cách pha trà, địa điểm thưởng trà hoặc mua trà Shan tuyết cổ thụ chất lượng nhất, quý trà hữu có thể liên hệ với Hacoocha qua các kênh:
– Hotline: 091 982 63 63
– Email: info@hacoocha.com
– Facebook: https://www.facebook.com/hacoocha.tea
Hacoocha xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý trà hữu có nhiều niềm vui, và sự an yên.