Trà và nghệ thuật thiền trà là một nghệ thuật bắt nguồn từ Phật giáo. Trong thiền trà có thiền ý, dùng các điển cố phật giáo, nhằm sáng tỏ Phật lý và tìm về với Phật tính.
Khi uống trà lòng phải tĩnh, tinh thần thư thái, từ từ cảm nhận hương vị của trà để đưa lòng mình hòa vào cái tĩnh lặng, bình yên của vũ trụ bao la.
Thiền trà nhất vị nghĩa là gì?
“Thiền trà nhất vị” chính là muốn nói đến tinh thần, ý chí của việc uống trà. Như người xưa vẫn thường nói, nếu bạn không hiểu về thiền, không ngộ được thiền ý thì khi bạn uống trà sẽ không cảm nhận được sự đồng nhất giữa trà và thiền.
Thiền trà là cả một “nghệ thuật” tích lũy truyền thống – văn hóa (Ảnh: chị Tú Anh)
Đun nước sôi, cho vào vài lá trà có ngay một tách trà thơm ngát. Thật đơn giản! Dòng thời gian của cuộc sống cứ nhẹ nhàng trôi qua… Đối với những người biết thưởng trà, trong chén trà có đủ ý nghĩa triết lí, không cần tìm ở đâu khác. Đây chính là cảnh giới của thiền – trà.
“Nghệ thuật” thiền trà!
Sau đây là 18 công đoạn của nghệ thuật trà dưới góc độ thiền:
1. Khởi Tâm Cung Kính (Đốt hương, tĩnh tâm, chắp tay cung kính).
2. Đạt Ma Diện Bích (Điều hòa, nghỉ ngơi).
3. Đan Hà Thiêu Phật (Nổi lửa Đun nước).
4. Pháp Hải Thính Triều (đợi nước sôi): Pháp hải triều âm, tùy cơ phổ ứng.
5. Pháp Luân Thường Chuyển (Rửa chén, tống).
6. Nước Thơm Tắm Phật (tráng ấm, chuyên).
7. Niêm Hoa Vi Tiếu (Thẩm trà, thưởng trà/ ngắm trà).
8. Bồ Tát Nhập Ngục (Đầu trà/ thức trà).
9. Mạn Thiên Pháp Vũ (Rót trà).
10. Vạn Lưu Quy Tông (Rửa trà/ tráng trà).
11. Hàm Cái Càn Khôn (Hãm trà).
12. Yển Khê Thủy Thanh/ Tiếng nước suối reo (Chia trà ra chén).
13. Phổ Độ Chúng Sinh (Kính trà).
14. Ngũ Khí Triều Nguyên (Thưởng hương trà bằng khứu giác).
15. Tào Khê Quan Thủy (Quan sát màu sắc của nước trà bằng thị giác).
16. Tùy Ba Trục Lãng (Phẩm trà: bình phẩm, nhận xét khách quan vô tư).
17. Viên Thông Diệu Giác (Hồi vị: lặp lại trình tự 16 bước trên nhưng vẫn cùng vị trà đó).
18. Tạ Trà (Cám ơn và nói lời tạ từ).
Thiền trà nhất vị theo quan điểm của shark Phạm Thanh Hưng
Nghệ thuật uống trà trong Phật giáo tiềm ẩn những giá trị sâu sắc và thể hiện nhiều ý nghĩa triết học. Chúng ta có thể thấy trong đó các điển tích, tư tưởng thiền học. Chính vì vậy, Trà đạo là môn nghệ thuật tao nhã, uyên áo. Chỉ một câu “Thiền trà nhất vị” cũng thể hiện được đầy đủ ý nghĩa sự kết hợp và hội tụ giữa trà và thiền. Thiền ý khi thưởng trà và thưởng trà để lĩnh ngộ thiền ý.
Trà sinh trưởng nơi gian khó, nội tâm cô độc, nghĩa là ở xứ cao hàn, không hòa lẫn với sự ồn ào ganh đua, danh lợi nơi trần thế. Trong Trà Kinh của Thánh trà Lục Vũ có ghi rằng: Vị trà tính tối hàn, rất phù hợp với người thanh cao tu đạo. Người xưa cho rằng trà có thể thanh tâm, kết tình, trừ tạp chất, sạch tinh thần. Nó có đủ ba tác dụng: một là giúp người ngồi thiền qua đêm không buồn ngủ; hai là giúp người đầy bụng được tiêu hóa, tinh thần nhẹ nhàng; ba là giúp người ta biết kiềm chế, kiểm soát được dục tính.
Thiền và trà đều chung một mục đích, đó là tìm đến sự thăng hoa, thuần khiết của tâm hồn, giúp lĩnh ngộ tự nhiên và tính chân thật của bản tính con người, có thể đưa tâm thức đến cảnh giới siêu phàm thoát tục và thấu hiểu được triết lý trong đạo Phật. Cụ thể hơn, hãy cùng nghe shark Phạm Thanh Hưng chia sẻ về quan điểm “Thiền trà nhất vị” qua video dưới đây.
(Shark Phạm Thanh Hưng, có trích lược từ: Triền Trà và ăn chay của Tế Hân và Ngọc Huy)
\\
Để được tư vấn, hướng dẫn hoặc cần cung cấp thêm thông tin chi tiết về Cách pha trà, địa điểm thưởng trà hoặc mua trà Shan tuyết cổ thụ chất lượng nhất, quý trà hữu có thể liên hệ với Hacoocha qua các kênh:
– Hotline: 091 982 63 63
– Email: info@hacoocha.com
– Facebook: https://www.facebook.com/hacoocha.tea
Hacoocha xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý trà hữu có nhiều niềm vui, và sự an yên.