Nét văn hóa thưởng trà từ lâu đã hình thành nên một lối sống đặc trưng tại phương Đông. Thưởng trà là cả một quá trình nghệ thuật, khi ta không chỉ cảm nhận độ ngon của trà qua hương vị mà còn cảm nhận qua cách pha trà, hay cách mà ta tiếp cận với tách trà, và những người xung quanh.
Vậy cụ thể thưởng trà là gì? Hãy cùng Hacoocha tìm hiểu thêm qua bài viết dưới đây.
Thưởng trà là gì?
Bên cạnh việc được xem là một trong những tập tục có từ lâu đời, thưởng trà còn là một “môn nghệ thuật” của những ai có niềm yêu thích đặc biệt với trà, với sự tỉ mỉ, kỹ càng trong mỗi bước, mỗi công đoạn làm trà, và cả những yếu tố xung quanh một tách trà nữa. Cụ thể hơn, bộ môn thưởng trà kết hợp giữa nét đẹp của bộ ấm trà, vị thơm ngon đặc biệt của loại trà kết hợp cùng thao tác chuyển động tỉ mỉ và tinh hồn tĩnh lặng “thả hồn” vào từ bước pha, nếm, thưởng thức tạo thành một khối thống nhất hòa quyện.
Thưởng trà là một nghệ thuật – Ảnh: Hacoocha
Ngoài ra, thông qua tách trà, người ta có thể hiểu hơn về con người cũng như văn hóa của đất nước đó. Tại châu Á, Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản là 3 quốc gia điển hình cho nghệ thuật thưởng trà đặc sắc. Đây là những nơi mà trà đã trở thành một nguồn cảm hứng, nuôi dưỡng tinh thần của con người.
Vậy, văn hóa thưởng trà của các quốc gia trên thế giới có gì đặc sắc?
Như đã đề cập trong câu hỏi Thưởng trà là gì? – Thì ta dễ dàng thấy được “trà” không đơn thuần chỉ là một thức uống, mà nó đã được nâng tầm qua hàng trăm, hàng nghìn năm để có thể chứa đựng được cả nền văn hóa của từng quốc gia, với những nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc dân tộc. Tiêu biểu nhất, ta có thể điểm qua văn hóa thưởng trà tại các quốc gia có nền văn hóa thưởng trà lâu đời và đặc sắc như sau:
Nước Anh – Văn hóa trà chiều nổi tiếng
Trà chiều – một trong những nét tinh hoa của văn hóa nước Anh hóa ra là một truyền thống còn khá mới mẻ.
Dù cho thói quen uống trà đã có từ thiên niên kỉ thứ ba trước Công nguyên ở Trung Quốc và phổ biến ở Anh trong những năm 1660 bởi vua Charles và vợ là Catherina de Braganza, nhưng cho đến tận giữa thế kỉ 19, khái niệm “trà chiều” mới bắt đầu xuất hiện.
Trà chiều được giới thiệu bới Anna – nữ công tước thứ bảy của Bedford vào năm 1840. Nữ công tước thường bị đói vào tầm bốn giờ chiều trong khi bữa tối lại chỉ phục vụ vào tám giờ tối – một khoảng cách dài cho hai bữa ăn. Vào tầm giờ chiều muộn bà thường yêu cầu mang vào phòng một khay trà, bánh mì, bơ và bánh ngọt. Việc này dần trở thành thói quen của nữ công tước và bà thường rủ bạn bè đến thường thức cùng.
Trà chiều Anh quốc – Ảnh: Sưu tầm
Việc thưởng trà dần trở nên mang tính xã hội hơn, vào những năm 1880 các tầng lớp thượng lưu và phụ nữ sẽ mặc trang phục như áo dài, đeo găng tay và đội mũ trong thời gian diễn ra trà chiều từ 4 đến 5 giờ ở phòng khách.
Văn hóa trà Ấn Độ – trà đen
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi văn hóa trà của Anh Quốc, nhưng cách uống trà của người Ấn Độ không cầu kỳ như người Anh, phần nào đó chỉ giống ở các phụ liệu như sữa, hương liệu…được thêm vào vào trà. Ngoài ra, thỉnh thoảng người Ấn còn thêm đường và muối vào trà đen.
Từ khi Trà Đen được người Trung xuất khẩu sang Anh và được người dân nơi đây ưa chuộng. Thị trường Trà Đen ngày càng mở rộng và cho đến khi chiến tranh nha phiến diễn ra giữa Anh và Trung Quốc. Chiến tranh nổ ra, Anh không còn nhận được nguồn Trà Đen từ Trung Quốc nên không đáp ứng nổi nhu cầu của loại trà này cho người dân. Để giải quyết nhu cầu trà quá cao đó, chính phủ Anh đã phải mang cây trà giống từ Trung Quốc sang các quốc gia như Ấn Độ và Sri –Lanka năm 1823. Và đến ngày nay thì các quốc gia này cũng chính là những nước xuất khẩu Trà Đen lớn nhất thế giới. Những thương hiệu Trà Đen nổi tiếng khắp thế giới như Assam, Darjeeling hay Ceylon.
Đối với người Ấn, trà không chỉ là một thức uống mà còn được xem là một loại thuốc chữa bệnh. Một trong các loại thức uống phổ biến của Ấn Độ là trà “masala chai”, pha từ Trà Đen Ấn Độ và được ướp với nhiều loại gia vị như quế, nhục đậu khấu hoặc gừng. Nếu màu hồng là màu sắc ấn tượng của Ấn Độ, thì hương đậm là đặc trưng của Trà Đen Ấn Độ.
Mỗi khu phố, ở mỗi thị trấn đều có trà Wallah mang phong cách của riêng mình. Wallah là một loại Trà Đen pha với sữa, đường, mật ong, đẫm mùi hương của quế, gừng, hồi, hạt tiêu, nhục đậu khấu, và đinh hương. Người Ấn Độ thường đun sôi một chút vì trà khá béo, bạn có thể thêm một lát gừng tươi để tăng vị ấm áp cho tách trà.
Thưởng trà là gì? Văn hóa trà Ấn Độ – Ảnh: Sưu tầm
Văn hóa trà Trung Quốc
Trung Quốc là đất nước hình thành nền văn hóa thưởng trà. Dù lịch sử Trung Quốc đến nay đã kéo dài cả 5000 năm, những ngôi nhà cổ đang dần thay thế bởi những tòa nhà chọc trời thì đất nước này vẫn lưu giữ được nét văn hóa truyền thống lâu đời về trà. Với người Trung Quốc, việc uống trà không nhất thiết phải chuẩn mực và có những quy định khắt khe. Tuy nhiên, đối với bất cứ nền văn hóa nào, thưởng trà luôn đi cùng với nghệ thuật và sự thẩm mỹ, tinh tế luôn luôn được đánh giá cao.
Văn hóa trà Trung Quốc – Ảnh: Sưu tầm
Người Trung Quốc chú trọng vào khâu pha trà. Người thưởng trà cần có thao tác thuần thục, tỉ mỉ và khéo léo từ việc xúc ấm, chọn trà, tráng chén…
Ngoài yêu cầu bộ ấm chén pha trà tinh tế, sạch sẽ, người Trung Quốc luôn để ý đến sự vừa đủ trong lượng nước, cách bưng trà sao cho khéo, thêm trà phải kịp giờ.
Có lẽ, chính nền văn hóa phong kiến lâu đời cùng tư tưởng Nho Giáo ăn sâu trong tiềm thức, đã khiến việc thưởng trà với người Trung Quốc như một lễ nghi dân tộc, không cần phải học nhưng ai cũng có những sự hiểu biết và thực hành một cách dễ dàng.
Trà đạo Nhật Bản
Người Nhật từ lâu luôn nổi tiếng với những đức tính kiên trì, bền bỉ, nhẫn nại, khiêm nhường và tỉ mỉ. Những đức tính ấy cũng thể hiện rất rõ nét trong văn hóa thưởng trà. Thưởng trà ở Nhật đã trở thành một bộ môn nghệ thuật cực kì công phu, nhiều nguyên tắc và tiêu chuẩn. Không phải ngẫu nhiên mà ở Nhật, thưởng trà lại trở thành “Trà Đạo”– một con đường nghệ thuật chân chính chỉ đến với những ai sẵn lòng tìm tòi, học hỏi và rèn luyện.
Người Nhật rất kỳ công trong việc thưởng trà. Thưởng thức trà không phải chỉ đơn thuần là uống trà. Việc thưởng trà đã bắt đầu ngay từ khi bạn bắt đầu chọn lựa nguyên liệu để pha chế. Khi chọn dụng cụ pha trà, người Nhật chọn những tách trà nhỏ nhắn, đơn giản nhưng lại được điểm xuyết và trang trí bởi những đường nét mảnh mai và tinh tế.
Thưởng trà theo kiểu Nhật phải rất chú trọng vào không gian. Sự tĩnh lặng khi thưởng trà phải là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Mỗi tách trà không chỉ là một thức uống, mà là một sự truyền tải thư giãn, thể hiện sự hòa hợp giữa tâm và trí, giữa sự nhỏ bé của con người với sự vĩ đại của thiên nhiên.
Văn hóa trà Việt Nam
Người Việt vốn có tính cách mộc mạc, đơn sơ nên văn hóa trà đạo cũng có phần tinh giản hơn so với Nhật Bản và Trung Hoa. Tuy nhiên, dù cho có đơn giản đến thế nào thì việc thưởng trà của người Việt cũng được diễn ra một cách nghiêm túc và chứa đựng sự tinh tế. Thậm chí, đối với những bậc bô lão, người có kiến thức uyên thâm và dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu về thưởng trà vẫn luôn có những yêu cầu khắt khe về cả hương lẫn vị.
Xem thêm: 5 bước để tối giản trong việc thưởng trà trong văn hóa trà Việt Nam!
Từ thuở xưa, uống trà đã xuất hiện và tồn tại như một thói quen rồi dần trở thành nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đặc biệt, vào thời phong kiến, trà được xem là thức uống quý và chỉ dành riêng cho những người thuộc tầng lớp quý tộc Việt. Vậy nên, việc pha trà cũng theo đó mà không còn là một hành động đơn thuần. Thay vào đó, nó đã bao hàm rất nhiều yếu tố cho thấy tay nghề, mức độ cẩn thận, kiên nhẫn và chu đáo của người pha. Theo dòng chảy thời gian, ngày nay nghệ thuật thưởng trà đã được phát triển và phổ biến ở mọi nhà.
Đối với người Việt Nam, công thức và người pha trà có thể khác nhau nhưng ý nghĩa cùng với tinh thần trong từng tách trà vẫn luôn được lưu giữ. Vào những dịp đặc biệt như đón tiếp khách quý, đám cưới, đám hỏi,…, trà được chọn làm thức uống thể hiện sự hiếu khách và tinh tế của gia chủ.
Trà sen, một nét đặc trưng trong văn hóa trà Việt Nam – Ảnh: Hacoocha
Trà Shan tuyết cổ thụ Hacoocha – Tinh hoa văn hóa trà Việt Nam!
Với mong muốn mang đến cho người yêu trà trên toàn thế giới những phẩm trà tuyệt hảo, Hacoocha đã dựa trên những bí quyết chế biến trà từ cổ xưa, kết hợp với công nghệ hiện đại để tạo ra những phẩm trà lưu trữ trọn vẹn giá trị tinh túy nhất của những cây chè Shan Tuyết cổ thụ quý hiếm.
Những phẩm trà Shan Tuyết thơm ngon, ngọt sâu về hậu vị của Hacoocha đã chiếm được cảm tình của nhiều tầng lớp yêu trà. Vậy nên, nếu như quý trà hữu có thể chưa từng nghe, chưa từng biết đến thì Hacoocha vẫn luôn tin rằng chúng tôi có đủ lý do, đủ thuyết phục để đồng hành cùng quý trà hữu trong tương lai!
Kính mời quý trà hữu tìm hiểu thêm về những Phẩm trà Shan tuyết cổ thụ chất lượng nhất Việt Nam tại Bộ sưu tập Trà Shan tuyết cổ thụ của nhà Hacoocha.
Tham khảo:
– Lịch sử trà đen Ấn Độ (Ahimsa, 2023).
\\
Để được tư vấn, hướng dẫn hoặc cần cung cấp thêm thông tin chi tiết về Cách pha trà, địa điểm thưởng trà hoặc mua trà Shan tuyết cổ thụ chất lượng nhất, quý trà hữu có thể liên hệ với Hacoocha qua các kênh:
– Hotline: 091 982 63 63
– Email: info@hacoocha.com
– Facebook: https://www.facebook.com/hacoocha.tea
Hacoocha xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý trà hữu có nhiều niềm vui, và sự an yên.