Trà là gì?
Trà là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau nước (trừ Mông Cổ).
Lá chè tươi sau khi được thu hái và trải qua các công đoạn chế biến như hong khô, sao trà, diệt men, sấy để tạo ra rất nhiều dòng trà phổ thông như ta thường thấy hiện nay. Vậy nên, cho dù là trà ô long, trà xanh, hồng trà, hay thậm chí là phổ nhĩ thì đều được sản xuất từ một loại cây – chè – với tên khoa học Camellia sinensis.
Văn hóa thưởng trà
Trải qua hàng nghìn năm phát triển cùng xã hội loài người, ngày nay trà không chỉ còn là một loại thức uống thông dụng đơn thuần, mà đã trở thành biểu tượng văn hóa, truyền thống của nhiều quốc gia, cũng như đóng vai trò quan trọng trong ngoại giao và xây dựng quan hệ quốc tế.
Văn hóa trà ở Trung Quốc đã có từ hàng nghìn năm – Ảnh: Sưu tầm
Văn hóa trà, hay văn hóa thưởng trà mang đến một cái nhìn tổng quát về “bộ mặt” của một quốc gia, giúp ta có thể hiểu hơn về con người cũng như nền văn hóa của quốc gia đó. Ví dụ như văn hóa “trà chiều” của Vương Quốc Anh; trà đạo của Nhật Bản; văn hóa trà Trung Hoa Dân Quốc phát triển hàng nghìn năm từ điển tích Vua Thần Nông phát hiện ra trà khi đun nước dưới gốc cây chè mà lại mở vung, cho đến những phẩm trà trị giá hàng tỷ đồng mà Chủ tịch nước Tập Cận Bình mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhà ta thưởng trong đợt công du vừa qua; hay gần gũi nhất là văn hóa trà dân tộc tuy đơn giản nhưng không kém phần tinh tế của dân tộc Việt Nam ta.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu trà đạo tối 31/10 ở Bắc Kinh (Hũ trà Đại hồng bào có màu đậm – thứ hai từ phải sang). Ảnh: TTXVN
Xem thêm: Nét độc đáo trong văn hóa thưởng trà trên thế giới!
Thế giới hiện đại, toàn cầu hóa vừa mang đến những cơ hội, lại cũng vừa mang đến những thách thức. Việc hội nhập, gắn kết – ngoại giao là điều bắt buộc, không thế thiếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia. Trong đó, ngoại giao không chỉ xoay quanh việc xây dựng quan hệ chính trị và kinh tế mà còn đòi hỏi sự giao tiếp và gắn kết văn hóa. Và trà, với tinh thần thư thái và truyền thống lâu đời, trở thành một công cụ mạnh mẽ trong việc tạo lập và duy trì quan hệ quốc tế, là cầu nối văn hóa và hòa bình giữa của quốc gia trên toàn thế giới.
Vai trò của trà trong ngoại giao
“Ngoại giao trà” là việc sử dụng lễ trà và các nghi lễ liên quan đến trà để tạo điều kiện cho các mối quan hệ ngoại giao giữa các nền văn hóa, các quốc gia khác nhau. Đặc biệt, trong nhiều nền văn hóa, trà còn được coi là biểu tượng của sự hiếu khách và tình bạn.
Bên cạnh đó, trà còn mang lại những lợi ích cho sức khỏe và trạng thái tinh thần của người sử dụng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà có thể giúp giảm căng thẳng, tăng cường trí nhớ và tập trung, và cung cấp các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Việc “chia sẻ” trà trong các buổi gặp gỡ quan trọng có thể tạo ra môi trường thư thái và thoải mái, giúp các bên tham gia đạt được sự tương tác tích cực và thúc đẩy quan hệ tốt hơn.
Không chỉ trà nóng truyền thống, mà trà ủ lạnh cũng có thể được sử dụng để mời trà trong những trường hợp đặc biệt – Ảnh: Hacoocha
Việc “chia sẻ” trà còn được coi là một nghi lễ thiêng liêng và đầy ý nghĩa trong nhiều nền văn hóa.
“Chia sẻ” trà trong ngoại giao ở đây có thể đến từ việc mời quan khách dùng những phẩm trà đặc trưng; tổ chức những buổi tiệc trà nơi mà ta có thể hòa mình vào không gian văn hóa trà của một dân tộc; hay chỉ đơn giản là biếu – tặng nhau những phẩm trà quý sau mỗi chuyến thăm. Dù bằng hình thức nào đi nữa, thì nó cũng sẽ mang đến những kết quả tích cực trong việc xóa nhòa sự khác biệt về văn hóa và gắn kết giữa con người với con người của mỗi quốc gia. Thậm chí, đã có nhiều trường hợp trên thế giới, những món “quà ngoại giao” như thế này đã làm thay đổi nền kinh tế của cả một quốc gia. Ví dụ như là Nepal.
Người ta tin rằng, những cây chè đầu tiên ở Nepal được tặng bởi một vị hoàng đế Trung Quốc cho Thủ tướng Nepal vào thời điểm đó là Jung Bahadur Rana. Bên cạnh đó, một câu chuyện khác cũng kể rằng vào năm 1863, Đại tá Gajraj Singh Thapa, con rể của Jung Bahadur Rana, đã đến thăm Darjeeling (Ấn Độ) và nếm trà lần đầu tiên. Năm 1959, ông thành lập một trang trại trà đầu tiên (ở Nepal) trong khu vực trà tư nhân. Trang trại được đăng ký dưới tên Bhudhakaran Tea Estate. Tiếp sau đó, vào năm 1966, Công ty Phát triển Chè Nepal được thành lập bởi chính phủ Nepal để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp trà.
Một “đồn điền” trà trồng ở độ cao trên 800m so với mặt nước biển tại Nepal – Ảnh: The Annapurna Express
Trong giai đoạn đầu tiên, trà thường chỉ được sử dụng trong giới hoàng gia, tầng lớp quý tộc và các thương nhân Lhasa trước khi trở thành một thức uống phổ biến đối với người dân Nepal. Vì vậy, việc trà trở thành một loại đồ uống thông dụng ở Nepal và được yêu thích ở khắp mọi ngóc ngách của đất nước là cả một hành trình dài với nhiều sự thay đổi, cố gắng của tất cả các tầng lớp ở Nepal.
Ngày nay, ngành công nghiệp trà của Nepal mang đến gần 8 tỷ USD hàng năm cho đất nước này (theo Birtamod section of National tea and coffee development board, Jhapa), và trà cũng là một trong số những sản phẩm xuất khẩu chính của Nepal. Có thể thấy, tuy trà không phải là một sản phẩm khởi nguồn từ Nepal, và thực tế đất nước này cũng không có cây chè, nhưng chính từ việc ngoại giao (quà tặng của một quốc gia có truyền thống lâu đời với văn hóa trà nghìn năm) rồi dẫn đến giao thương đã khơi nguồn cho một ngành nghề góp phần vào phát triển cả một nền kinh tế.
Văn hóa trà Việt Nam trong ngoại giao
Người Việt Nam ta vốn có tính cách mộc mạc, đơn sơ nên văn hóa trà đạo cũng có phần tinh giản hơn so với Nhật Bản và Trung Hoa. Tuy nhiên, dù cho có đơn giản đến thế nào thì việc thưởng trà của người Việt cũng được diễn ra một cách nghiêm túc và chứa đựng sự tinh tế. Chính vì vậy mà đối với những bậc bô lão, người có kiến thức uyên thâm và dành gần như cả cuộc đời để nghiên cứu về thưởng trà sẽ luôn có những yêu cầu khắt khe về cả hương lẫn vị.
“Khách đến nhà không trà cũng bánh” – Đối với người Việt Nam, vào những dịp đặc biệt như đón tiếp khách quý, đám cưới, đám hỏi,…trà luôn được chọn làm thức uống thể hiện sự hiếu khách và tinh tế của gia chủ. Còn ở cấp độ quốc tế, tiếp đã nguyên thủ quốc gia, thì hình ảnh những tách trà quý của Việt Nam vẫn luôn hiện hữu trên bàn trà, bàn họp, bàn hội nghị.
Những phẩm trà Shan tuyết Việt Nam xuất hiện tại sự kiện đón tiếp các đại biểu quốc tế nhân ngày Phụ nữ Việt Nam 8/3 – Ảnh: Hacoocha
Trà Shan tuyết cổ thụ – Tinh hoa văn hóa trà Việt Nam!
Với mong muốn mang đến cho người yêu trà trên toàn thế giới những phẩm trà tuyệt hảo, Hacoocha đã dựa trên những bí quyết chế biến trà từ cổ xưa, kết hợp với công nghệ hiện đại để tạo ra những phẩm trà lưu trữ trọn vẹn giá trị tinh túy nhất của những cây chè Shan Tuyết cổ thụ quý hiếm.
Những phẩm trà Shan Tuyết thơm ngon, ngọt sâu về hậu vị của Hacoocha đã chiếm được cảm tình của nhiều tầng lớp yêu trà. Vậy nên, nếu như quý trà hữu có thể chưa từng nghe, chưa từng biết đến thì Hacoocha vẫn luôn tin rằng chúng tôi có đủ lý do, đủ thuyết phục để đồng hành cùng quý trà hữu trong tương lai!
Kính mời quý trà hữu tìm hiểu thêm về những Phẩm trà Shan tuyết cổ thụ chất lượng nhất Việt Nam tại Bộ sưu tập Trà Shan tuyết cổ thụ của nhà Hacoocha.
Nguồn tham khảo:
– Nepal’s tea industry: A cup of reality (Friedrich-Ebert-Stiftung, 2023).
– Decoding tea diplomacy (The Annapurna Express, 2023).
\\
Để được tư vấn, hướng dẫn hoặc cần cung cấp thêm thông tin chi tiết về Cách pha trà, địa điểm thưởng trà hoặc mua trà Shan tuyết cổ thụ chất lượng nhất, quý trà hữu có thể liên hệ với Hacoocha qua các kênh:
– Hotline: 091 982 63 63
– Email: info@hacoocha.com
– Facebook: https://www.facebook.com/hacoocha.tea
Hacoocha xin chân thành cảm ơn. Kính chúc quý trà hữu có nhiều niềm vui, và sự an yên.